Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống người bệnh?

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh đặc trưng bởi sự viêm dai dẳng kéo dài một số khớp trên cơ thể, là một bệnh mạn tính, người bệnh có thể phải chung sống với nó cả đời. Vì vậy, việc ý thức được những ảnh hưởng do bệnh mang lại và biện pháp khắc phục sẽ giúp cho người bệnh có thể kiểm soát, đẩy lùi bệnh, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

Biến chứng của Viêm khớp dạng thấp 

Bệnh viêm khớp dạng thấp thường khởi phát bằng việc sưng một khớp trên cơ thể, người bệnh có thể chưa ý thức được tình trạng của mình ở giai đoạn mới mắc. Tuy nhiên, theo thời gian, tiến triển của bệnh sẽ ngày càng nặng thêm, các khớp bị viêm sưng đau sẽ ngày càng nhiều. Đặc biệt, bệnh sẽ nặng lên khi bị lạnh, nhiễm khuẩn, phẫu thuật hoặc chấn thương. Cùng với tình trạng viêm kéo dài sẽ là sự tổn thương và bào mòn xương, hẹp và dính khớp lâu dần dẫn đến biến dạng. Người bệnh bị hạn chế vận động từ mức độ ít cho đến mất khả năng vận động.

Viêm khớp dạng thấp -1

Tiến triển của bệnh ngày càng nặng lên 

Biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp không chỉ là trực tiếp trên khớp viêm mà nó còn xảy ra trên toàn thân. Như: tình trạng nhiễm khuẩn, tổn thương dây thần kinh ngoại biên hay các tác hại do thuốc điều trị mang lại. 

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hằng ngày?

Đầu tiên, phải kể đến những cơn đau mà bệnh mang lại. Triệu chứng đặc trưng của viêm khớp dạng thấp là tình trạng sưng viêm các khớp, bệnh nhân thường phải chịu đựng các cơn đau âm ỉ thường xuyên tái phát. Cùng với đó là hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng, thường mất từ 10- 20 phút mới bình thường trở lại.

Việc sưng viêm kéo dài gây ra tình trạng bào mòn xương, dính khớp lâu ngày gây mất, biến dạng khớp. Sự hạn chế trong khả năng năng vận động là tiến triển dần từ mức  độ nhẹ đến mất chức năng theo giai đoạn của bệnh. Thường thì sau 15 năm mắc bệnh, bệnh nhân sẽ mất khả năng làm việc , điều này ảnh hưởng đến công việc của bệnh nhân nhất là với những người đang trong độ tuổi lao động. Khi mất chức năng vận động mọi công việc sinh hoạt hằng ngày sẽ trở nên khó khăn và người bệnh cần đến sự giúp đỡ của người xung quanh.

Viêm khớp dạng thấp -2

Bệnh gây đau đớn cho bệnh nhân

Không chỉ gây ra trên khớp, viêm khớp dạng thấp còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trên cơ thể như: sưng tay, xơ dính dây thần kinh do bị chèn ép, dễ nhiễm khuẩn, viêm mắt, rối loạn dinh dưỡng, rối loạn cảm xúc có thể dẫn đến trầm cảm, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, phổi,…

Bên cạnh đó, việc dùng thuốc điều trị kéo dài cũng có thể gây ra các tai biến ngoài ý muốn. Các nhóm thuốc điển hình được sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp là: 

Nhóm thuốc chống khớp tác dụng chậm (cyclophosphamid, azathioprin, methotrexat,…) có tác dụng ức chế miễn dịch làm giảm khả năng bảo vệ cơ thể, bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn lao hay các virus gây viêm gan. 

Nhóm chống viêm không steroid (naproxen, ibuprofen, indomethacin,….): loại ức chế chọn lọc trên COX 2 làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch , trong khi đó loại ức chế không chọn lọc lại tiềm ẩn nguy cơ gây loét dạ dày.

Nhóm corticoid (dexamethason, betamethason,….): nhóm thuốc này có thể gây ức chế miễn dịch, suy tuyến thượng thận,… Nếu không được sử dụng hợp lý.

Cách biện pháp làm giảm ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp ?

Cách tốt nhất làm giảm ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp đó là làm giảm tiến triển của bệnh đồng thời điều trị các triệu chứng.

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học các phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc đều được chứng minh là đem lại hiệu quả trên người bệnh.

Với phương pháp dùng thuốc : nhóm thuốc điều trị cơ bản (hay dùng DMARDs) có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh, trong khi đó NSAIDs, Corticoid có tác dụng giảm đau, giảm tình trạng viêm.

Các phương pháp ngoại khoa như mổ cắt bỏ, thay khớp nhân tạo, vật lý trị liệu cũng được áp dụng trên nhiều bệnh nhân.

Viêm khớp dạng thấp -3

Biện pháp điều trị giảm ảnh hưởng của bệnh.

Ngoài ra để đạt được hiệu quả tốt nhất bệnh nhân cần nắm rõ được tình trạng của mình. Để ngăn ngừa các tai biến khi dùng thuốc cần dùng đúng với chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Làm sao để sống chung với viêm khớp dạng thấp ?

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh mạn tính, bệnh nhân cần được chuẩn bị tâm lý thoải mái và sẵn sàng điều trị lâu dài. 

Để kiểm soát được tình trạng của bản thân người bệnh nên chủ động tiếp cận kiến thức về bệnh của mình có thể qua các nguồn thông tin như báo, đài … hay từ chính bác sĩ điều trị của mình. 

Thay đổi lối sống giúp cho bệnh cải thiện

Bên cạnh đó, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động, các bài tập thể dục nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng sẽ giúp ngăn ngừa khả năng xảy ra dính khớp.

Giữ tâm lý thoải mái, suy nghĩ tích cực, thực hiện việc điều trị nghiêm túc, sử dụng thuốc như đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Tích cực trao đổi với bác sĩ những thay đổi bên trong cơ thể và tình trạng bệnh.

Thông tin thêm cho bạn:

Từ nay, bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp không còn lo khi đã có thuốc giảm đau chống viêm phi steroid - Propain 500. Sản phẩm có khả năng hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, thoái hoá khớp, viêm đốt sống dạng thấp, viêm khớp tuổi thiếu niên, gout cấp, rối loạn cơ xương cấp, thống kinh. Sản phẩm được các bác sĩ, dược sĩ đánh giá cao và tin tưởng lựa chọn. Sản phẩm được phân phối bởi Công ty dược phẩm Tùng Linh. Hotline: 02462 977 875

Viêm khớp dạng thấp -4


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan