Những bệnh hô hấp thường gặp mùa đông – xuân

Vào mùa đông – xuân, thời tiết lạnh và ẩm dễ làm sức đề kháng của cơ thể suy giảm, nhất là ở người cao tuổi và trẻ em, người lao động ngoài trời mưa rét nên các loại bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp.

Các bệnh đường hô hấp thường gặp

Những bệnh hô hấp thường gặp mùa đông – xuân

1.Hen phế quản

Những người có cơ địa dị ứng rất dễ bị hen do phế quản của họ rất nhạy cảm với mọi kích thích gây bệnh như nấm mốc, bụi sinh vật, phấn hoa, vi khuẩn, bụi vô cơ, hóa chất…hay những thay đổi của môi trường bên trong cơ thể do ảnh hưởng của lạnh, ẩm. Hen phế quản có các thể bệnh gây nguy hiểm như thể khó thở kịch phát hay gặp ở trẻ nhỏ; thể khó thở liên tục xuất hiện ngay từ khi khởi bệnh, gặp ở bệnh nhân có tiền sử hen mạnh tính; thể hen có tràn khí màng phổi dễ xảy ra ở người phế nang đã bị giãn; thể hen ác tính, hen do sử dụng thuốc aspirin; thể hen có cơn tăng huyết áp kèm theo.

Để phòng bệnh hen thì chủ yếu là loại trừ được các yếu tố gây bệnh như: tránh lạnh bằng cách mặc quần áo ấm, giữ ấm vùng cổ, ngực; tránh bụi bặm, nấm mốc, vi sinh vật, phấn hoa…bằng cách dùng khẩu trang che mũi, miệng khi đi ra ngoài. Nếu bị hen cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, hiệu quả, cắt được cơn hen trong thời gian ngắn nhất, không để cơn hen phát triển thành ác tính.

2.Đợt cấp của tâm phế mạn

Tâm phế mạn là bệnh tim do các bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, hen phế quản, giãn phế nang, lao phổi…gây ra. Diễn biến hay gặp là bệnh tim đột ngột trở nặng khi gặp thời tiết giá lạnh. Bệnh nhân khó thở nhiều, sau vài đợt cấp dễ nguy hiểm đến tính mạng. Do đó việc phòng tránh đợt cấp của tâm phế mạn mùa lạnh chính là vấn đề sống còn, người bệnh phải được biết rõ và tự bảo vệ mình bằng cách giữ ấm cơ thể, ăn uống đầy đủ, tránh ăn thức ăn lạnh, không tắm nước lạnh, kiêng ra gió và tránh bị mưa ướt….Đặc biệt, phải chuẩn bị thuốc dự phòng để sử dụng khi bệnh trở nặng theo chỉ định của bác sĩ.

3.Giãn phế quản ướt (giãn phế quản xuất tiết):

Có tỷ lệ bệnh cao nhất, bệnh nhân ho khạc nhiều đờm, nguyên nhân thường do nhiễm khuẩn. Thời tiết lạnh chính là yếu tố kích thích phế quản xuất tiết nhiều niêm dịch, do niêm dịch ứ đọng trong các phế quản tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Để phòng bệnh, cần chú ý chống lạnh, chống nhiễm khuẩn, ăn uống đầy đủ để tăng cường đề  kháng cho cơ thể.

4.Áp – xe phổi

Nếu các bệnh viêm phổi, giãn phế quản bội nhiễm mùa lạnh không được điều trị tích cực sẽ biến chứng thành áp xe phổi. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là S. pneumoniae, H.influenzae. Ở trẻ em, áp – xe phổi thường do tụ cầu. Với biến chứng áp- xe phổi, điều trị nội khoa tích cực mà không có kết quả thì cần kết hợp giải quyết bằng phẫu thuật. Để phòng bệnh, nên mặc ấm, giữ kín cổ; nhà phải kín gió, có thể xông hơi bằng hương liệu hoặc đốt quả bồ kết, vỏ bưởi khô cho không khó thơm, nhẹ, ấm áp; khi ra khỏi nhà nên đeo khẩu trang tránh không khí lạnh vào mũi, miệng.

5.Lao phổi

Bệnh lao phổi thường nặng lên trong mùa lạnh nếu không được chăm sóc, điều trị tốt. Tổn thương lao thường lan rộng, phá hủy nhu mô phổi nhiều, lao làm cho thể tạng bệnh nhân gầy yếu, suy kiệt. Ngoài bệnh lao sẵn có, mùa lạnh bệnh nhân còn có thể bị bội nhiễm vi khuẩn S.pneumoniae, H.influenzae. Mùa đông – xuân thường có tỷ lệ tràn dịch màng phổi cao, chủ yếu do bị lao. Trường hợp tràn dịch nhiều có biểu hiện ép phổi và các tạng trong lồng ngực, bệnh nhân phải được điều trị tại bệnh viện, khẩn trương chọc tháo dịch để tránh tai biến ép tạng, suy hô hấp, dày dính màng phổi, đóng vôi màng phổi. Chính vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là tích cực điều trị lao theo phác đồ đang sử dụng đối với từng bệnh nhân, ăn uống đầy đủ, mặc ấm, tránh bị nhiễm lạnh.

Viêm phế quản gia tăng trong mùa lạnh

Viêm phế quản mùa lạnh

Viêm phế quản là tình trạng viêm của lớp niêm mạc các ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi. Căn cứ vào thời gian tiến triển của bệnh và mức độ tái phát, người ta phân loại viêm phế quản thành 2 dạng cấp và mãn tính.

Viêm phế quản cấp thường xuất hiện nhiều vào mùa đông xuân hoặc mùa lạnh. Trong mùa nóng bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người có thói quen uống nước đá hoặc ngồi máy điều hòa để nhiệt độ quá thấp. Viêm phế quản cấp thường bắt đầu rất từ từ, khởi phát với các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên như: sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng.

Viêm phế quản mãn tính có thể do nhiều yếu tố gây ra. Nếu bệnh nhân bị viêm phế quản cấp lặp đi lặp lại nhiều lần theo thời gian thì sẽ làm suy yếu, kích thích phế quản và có thể gây ra viêm phế quản mãn tính. Ngoài ra, người sống trong môi trường ô nhiễm, bụi bặm, hoặc hút thuốc lá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Viêm phế quản mãn tính thường xuất hiện dưới 3 dạng chính: đơn thuần ho khạc đờm nhày, ho khạc đờm mủ và khó thở. Các triệu chứng thay đổi khác nhau theo từng giai đoạn, mới đầu là ho và khạc đờm mỗi khi thời tiết thay đổi, lâu ngày có thể thêm biến chứng giãn phế quản hoặc apxe hóa, khối lượng đờm tăng lên. Các đợt ho xảy ra lặp đi lặp lại, ban đầu là 4-5 lần mỗi năm sau đó 10-15 ngày về sau thì thường xuyên và kéo dài hơn. Người bệnh thường xuyên bị khó thở, cảm giác như bị đè nén trong ngực. Ngoài ra, một số ít bệnh nhân bị sút cân, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh. Ở một số trường hợp, bác sĩ có thể kê các toa thuốc thường thấy trong điều trị hen suyễn nhằm mục đích làm sạch đờm nhớt trong phế quản.
Việc điều trị viêm phế quản mãn tính không giống nhau ở từng trường hợp cụ thể. Việc điều trị cần tuân thủ nguyên tắc chống nhiễm khuẩn mới, phục hồi lưu thông không khí và chống nguy cơ suy hô hấp cho bệnh nhân. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần bỏ hẳn thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, không khí bẩn, điều trị các ổ viêm nhiễm mạn tính vùng mũi họng, giảm uống rượu, bia để quá trình điều trị được hiệu quả hơn.

Remeclar - điều trị viêm phế quản cấp và mãn tính

Thông tin thêm cho bạn: Cần điều trị sớm và triệt để các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trong mùa đông – xuân để tránh nhiễm trùng lan xuống phế quản, phổi. Trong đó, Remeclar 500 là thuốc kháng sinh đặc trị điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp bao gồm: viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm phổi, viêm voang và viêm họng. Sản phẩm được phân phối bởi Công ty dược phẩm Tùng Linh. Hotline: 02462 977 875


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan