TỔNG HỢP NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CƠN ĐAU NGỰC

Triệu chứng đau ngực có thể xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân gây ra cơn thắt ngực là gì?

Điều nguy hiểm hơn khi mảng xơ vữa vỡ ra, cục máu đông hình thành xung quanh mảng bám, chặn đứng dòng máu qua tim và làm xuất hiện cơn đau thắt ngực không ổn định, đến một cách bất ngờ, dữ dội và cũng là lời cảnh báo của một cơn nhồi máu cơ tim cấp sắp đến gần.

Ngoài tắc nghẽn mạch vành, cơn đau thắt ngực xuất hiện là do đâu?

Ở một số trường hợp, mặc dù không có mảng xơ vữa bên trong lòng mạch nhưng đôi khi động mạch vành có thể tạm thời bị co thắt lại, còn gọi là chứng co thắt động mạch vành. Điều này có thể dẫn tới thu hẹp, đôi khi là ngăn chặn hoàn toàn lưu lượng máu đến một phần của cơ tim và dẫn tới một cơn nhồi máu cơ tim cấp. Tình trạng này có thể xảy ra khi tiếp xúc với lạnh, căng thẳng quá mức, thay đổi cảm xúc cực đoan, hoặc do sử dụng thuốc lá, chất kích thích...

Có phải cứ bị đau ngực là do bệnh tim?

Đau ngực là triệu chứng điển hình của bệnh lý về tim mạch, tuy nhiên nó cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác như viêm phổi, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản… Cơn đau tim thường được người bệnh mô tả với cảm giác như trái tim bị đè nặng, bóp chặt, nóng bừng từ ngực bốc lên cổ gây ngẹt ở cổ, đôi khi họ còn cảm thấy hồi hộp, hụt hẫng, hoảng hốt. Cơn đau có thể lan tỏa ra phía sau lưng, lên hai vai, dọc từ cánh tay xuống cẳng tay.

Sự khác nhau giữa cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim là gì?

Sự khác biệt lớn nhất giữa cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim đó chính là mức độ nghiêm trọng của bệnh và sự tổn thương của các tế bào cơ tim. Nếu chỉ là đau tim, đau thắt ngực dạng ổn định thì cơn đau chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, các tế bào cơ tim bị thiếu máu tạm thời có thể dự báo trước được mỗi khi phải gắng sức hoặc hoạt động mạnh làm tăng nhu cầu oxy của cơ thể, sau khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc thì dòng máu có thể lưu thông trở lại.

Tuy nhiên, khi mạch máu nuôi tim bị tắc nghẽn hoàn toàn, các cơ tim không được cung cấp máu, chúng “đói” oxy trong thời gian dài sẽ rất dễ bị hoại tử, lúc này được gọi là nhồi máu cơ tim. Đây là một tình trạng nguy hiểm, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tại sao tôi bị nhồi máu cơ tim mà không có bất kỳ cơn đau thắt ngực nào?

Quá trình xơ vữa động mạch thường không có triệu chứng. Lý do khiến một số người bị nhồi máu cơ tim nhưng không có dấu hiệu cảnh báo, có thể xuất phát từ yếu tố cơ địa, bản thân họ có ngưỡng chịu đau cao hơn so với người bình thường. Đôi khi một số động mạch vành bị hẹp lại, các mạch máu khác xung quanh có thể tăng lưu lượng, cung cấp mở rộng đến vùng cơ tim đó để bù đắp đi sự thiếu hụt. Mạng lưới mạch máu ấy được gọi là hệ tuần hoàn bàng hệ để giúp bảo vệ người bệnh trước một cơn nhồi máu cơ tim.

Một số trường hợp khác là khi người bệnh đã bị mất đi cảm giác đau do mắc bệnh tiểu đường lâu năm. Nếu không kiểm soát tốt đường huyết, biến chứng thần kinh có thể xảy ra, làm gián đoạn khả năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim. Theo thống kê có khoảng 50% số trường hợp bệnh nhân tiểu đường đã tử vong trên đường đi cấp cứu bởi cơn nhồi máu cơ tim cấp đến mà không báo trước.

Có phải sẽ tử vong nếu bị nhồi máu cơ tim?

Không phải tất cả các trường hợp bị nhồi máu cơ tim đều sẽ tử vong. Tùy vào số lượng các tế bào cơ tim bị tổn thương mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau. Các cơ tim bắt đầu lành lại ngay sau khi nhồi máu cơ tim xảy ra, quá trình này thường mất khoảng 8 tuần.

Những tế bào cơ tim bị tổn thương sau cơn nhồi máu sẽ được thay thế bằng các mô sẹo, không có khả năng co bóp và bơm máu. Trái tim vẫn có thể hoạt động trở lại nhưng nó sẽ kém hiệu quả và không thể bơm máu tới các cơ quan khác được như bình thường. Lâu dần, tim có thể suy yếu (còn gọi là suy tim). Tuy nhiên nếu điều trị kịp thời và biết cách điều chỉnh lối sống, sinh hoạt thì người bệnh hoàn toàn có thể bình phục và hạn chế tối đa nguy cơ này có thể xảy ra. Điều quan trọng là cần kiểm soát tốt bệnh mạch vành và ngăn chặn một cơn nhồi máu cơ tim tái phát trong tương lai.

Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị cơn đau tim, nhồi máu cơ tim?

Bệnh mạch vành, nguyên nhân chủ yếu gây nên cơn đau tim, nhồi máu cơ tim và thường được phát hiện ở độ tuổi trung niên nhưng “gốc rễ” của nó đã bắt đầu hình thành từ khi chúng ta còn trẻ. Do vậy, không chỉ là là những người đang có bệnh, mà cả những người bình thường cũng nên phòng ngừa nguy cơn đau tim, nhồi máu cơ tim ngay từ bây giờ. Điều này càng cần thiết hơn nếu bạn thuộc đối tượng có nguy cơ cao như cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch...

Bạn có thể thực hiện bằng cách áp dụng một lối sống lành mạnh mỗi ngày. Nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều chất béo công nghiệp như đồ ăn nhanh, thực phẩm được đóng gói sẵn… tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cá… hạn chế rượu, bia, bỏ hoàn toàn thuốc lá đồng thời thực hiện các hoạt động thể chất đều đặn mỗi ngày.

Lối sống lành mạch không chỉ giúp phòng ngừa mà nó còn là một phần không thể thiếu trong điều trị bệnh mạch vành. Và tất nhiên, chúng ta cũng không thể bỏ quả vai trò của việc uống thuốc đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ, nhưng thêm vào đó thì những giải pháp hỗ trợ từ thiên cũng sẽ góp phần tích cực giúp nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim hiệu quả.


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan