TÓM TẮT NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN ĐIỀU TRỊ CỦA THÔNG TÂM LẠC TRONG BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ ỔN ĐỊNH

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN ĐIỀU TRỊ CỦA THÔNG TÂM LẠC TRONG BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ ỔN ĐỊNH

TÁC GIẢ ĐỀ TÀI

TS.BS HOÀNG VĂN SỸ

Đồng chủ nhiệm: ThS.Bs TRẦN SONG TOÀN

Cộng  Sự:  Lý  Văn  Chiêu,  Huỳnh  Phúc  Nguyên,  Nguyễn  Hữu  Ngọc,  Hồ

Thị  Ngọc  Duyên,  Nguyễn  Tất  Đạt,  Vương  Anh  Tuấn,  Trần  Thị  Kim

Xuân, Đào Thị Kim Phấn, Đỗ Thị Kim Lợi

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh tim thiếu máu cục bộ  (BTTMCB) là bệnh thường gặp ở  các nước phát triển và có xu hướng gia tăng mạnh ở các nước đang phát triển. Theo ước tính ở Hoa Kỳ, có khoảng 7 triệu người bị  BTTMCB và có thêm khoảng 350.000 người mới mắc BTTMCB hằng  năm. Tại châu Âu, có tới 600.000 người mắc BTTMCB tử  vong mỗi năm và đây là nguyên nhân gây tử  vong hàng đầu.  Đối với các nước đang phát triển, BTTMCB cũng đang có khuynh hướng gia tăng nhanh chóng, làm thay đổi nhiều mô hình bệnh trong xã hội [1][2][15].

Bên  cạnh  những  thành  tựu  của  y  học  hiện  đại  (YHHĐ),  y  học  cổ  truyền (YHCT) cũng có  những  đóng góp tích cực trong điều trị  người bị  Bệnh tim thiếu máu cục bộ. Các phương pháp của YHCT  áp dụng trong điều trị  Bệnh tim thiếu máu  cục  bộ  rất  phong  phú,  trong  đó  có  các  sản  phẩm  thuốc  YHCT  đã  được sử dụng trên thực tế mang lại hiệu quả cao và sự tiện lợi cho bệnh nhân (BN) như sản phẩm Thông tâm lạc

Mục tiêu cụ thể:

  1. Đánh giá hiệu quả giảm triệu chứng và cải thiện khả năng gắng sức.
  2. Đánh giá tính an toàn của thông tâm lạc.

Nghiên cứu góp phần tối ưu hóa điều trị nội khoa bệnh tim thiếu máu cục bộ

ổn định.

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân ngoại trú, được chẩn đoán xác định bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định/mạn tính, tại phòng khám Nội tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy.

Chất liệu - Phương tiện nghiên cứu

Viên  nang  Thông  tâm  lạc  là  thuốc  do  hãng  Shijazhuang  Yiling Pharmaceutical  Co.,Ltd  No.238,  Tianshan  Street  High  Tech  Develoment  Zone, Shijiazhuang city, Hebei, China sản xuất và được phân phối bởi công ty cổ  phần dược phẩm Tùng Linh.

Thuốc được trình bày dưới dạng viên nang, đóng gói thành vỉ  10 viên/vỉ, một hộp có 3 vỉ

Cách dùng : Uống ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên, sáng và chiều, trong 6 tuần.

Tiến hành:

Tất cả  bệnh nhân đủ  tiêu chuẩn nhận bệnh, tiếp tục các thuốc điều trị  chuẩn  của bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định.

‒  Bước 1. Đánh giá tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ trước khi điều trị:

  • Triệu chứng đau thắt ngực: mức độ đau ngực theo CCS, số cơn đau ngực, lượng thuốc dãn mạch vành uống mỗi ngày.
  • Biểu hiện thiếu máu tim cục bộ trên điện tâm đồ 12 chuyển đạo: thay đổi ST-T.
  • Biểu hiện thiếu máu tim cục bộ trên siêu âm tim: rối loạn vận động vùng, phân suất tống máu thất trái.
  • Khả năng gắng sức đánh giá qua  điện tâm đồ gắng sức: triệu chứng và mức độ đau ngực, thời gian gắng sức, công gắng sức tối đa, nhịp tim tối đa, huyết áp tối đa.

‒  Bước 2. Thêm thuốc thông tâm lạc

  • 3 viên uống, ngày 2 lần sáng và chiều trong 6 tuần.

‒  Bước 3. Đánh giá đáp ứng điều trị vào cuối tuần lễ thứ 6

  • Triệu chứng đau thắt ngực: mức độ đau ngực theo CCS, số cơn đau ngực,

lượng thuốc dãn mạch vành uống mỗi ngày.

  • Biểu hiện thiếu máu tim cục bộ trên điện tâm đồ 12 chuyển đạo: thay đổi

ST-T.

  • Biểu hiện thiếu máu tim cục bộ trên siêu âm tim: rối loạn vận động vùng,

phân suất tống máu thất trái.

  • Khả năng gắng sức đánh giá qua điện tâm đồ gắng sức: triệu chứng và

mức độ đau ngực, thời gian gắng sức, công gắng sức tối đa, nhịp tim tối

đa, huyết áp tối đa.

  • Ghi nhận các tác dụng ngoại ý khi uống thông tâm lạc.

Nghiên cứu thông tâm lạc-4


Sơ đồ 1. Quy trình nghiên cứu.

  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu của chúng tôi  thực hiện  trên  300  bệnh nhân  Bệnh tim TMCB ổn đinh

đang điều trị ngoại trú tại phòng khám  khoa Nội Tim Mạch bệnh viện Chợ Rẫy từ

tháng  10/2018  đến tháng  8/2019. Tất cả  300  BN này đều được thực hiện  điện tâm

đồ gắng sức và bổ sung thêm thuốc Thông Tâm Lạc  trong khi đi tại khám. Kết quả

thu được như sau:

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN

CỨU

Phân độ đau ngực theo Hội Tim Mạch Canada

Bảng 3.2: Đặc điểm đau ngực trong nhóm nghiên cứu theo phân độ CCS

Độ đau ngực

Trước khi thêm thuốc TTL

Sau thêm thuốc Thông tâm lạc ( 2 tuần)

Sau thêm thuốc Thông tâm lạc ( 6 tuần)

Không đau ngực

0%

3%

67,7%

I

15%

83%

24%

II

69,7%

14%

8,3%

III

15,3%

0%

0%

IV

0%

0%

0%

Nhận Xét:

Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số BN có đau ngực theo phân độ CCS (độ I và độ II) chiếm >  84% các trường hợp. Sau  điều trị  thông tâm lạc  tỉ  lệ  giảm đau ngực được cải thiện đáng kể. Ghi nhận sau 6 tuần điều trị  khoảng 67% các trường hợp không còn đau ngực

Biểu đồ 3.6: Đặc điểm mức độ đau ngực ở bệnh nhân trước điều trị

Nhận Xét:

Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số BN có đau ngực theo phân độ CCS (độI, độ  II và độ III) chiếm tỉ  lệ  15%, 69,7% và 15,3% các trường hợp trước. Không có trường hợp nào đau ngực mức độ IV

Biểu đồ 3.7 và 3.8: Đặc điểm mức độ đau ngực ở bệnh nhân sau điều trị TTL

 

Biểu đồ 3.9: Đặc điểm mức độ cơn đau thắt ngực của BN trước và sau khi điều trị Thông tâm lạc 2 tuần – 6 tuần

Bảng 3.3: Đặc điểm lâm sàng cơn đau thắt ngực của BN trước và sau khi điều trị Thông tâm lạc 2 tuần

Đặc điểm

Trước điều trị Thông

tâm lạc (n = 300)

Sau điều trị Thông tâm lạc 2 tuần (n = 300)

p

Tần suất đau (cơn/tuần) 

3,78 ± 0,75 

2,71 ± 0,68 

<0,001

Thời gian đau (phút/cơn) 

3,6 ± 0,71

2,06 ± 0,7 

<0,001

Mức độ đau theo CSS 

2,0 ± 0,55 

1,11 ± 0,39 

<0,001

 

Bảng 3.4: Đặc điểm lâm sàng cơn đau thắt ngực của BN trước và sau khi điều trị Thông tâm lạc 6 tuần

Đặc điểm

Trước điều trị Thông

tâm lạc (n = 300)

Sau điều trị Thông tâm lạc 2 tuần (n = 300)

p

Tần suất đau (cơn/tuần) 

3,78 ± 0,75 

0,69 ± 1,0 

<0,001

Thời gian đau (phút/cơn) 

3,6 ± 0,71

0,54 ± 0,86 

<0,001

Mức độ đau theo CSS 

2,0 ± 0,55 

0,41 ± 0,64 

<0,001

 

Nhận xét:

So sánh đặc điểm lâm sàng cơn đau thắt ngực của bệnh nhân  điều trị  bằng Thông tâm lạc ghi nhận: Tần suất cơn đau thắt ngực, thời gian cơn đau và  mức độ đau theo CSS đều giảm so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Biểu đồ 3.10: Sự thay đổi điểm trung bình mức độ đau ngực ở bệnh nhân sau điều trị Thông Tâm Lạc

Biểu đồ 3.11: Sự thay đổi điểm trung bình thời gian cơn đau ngực trước và

sau điều trị Thông Tâm Lạc

Biểu đồ 3.12: Sự thay đổi điểm trung bình tần suất cơn đau ngực trước và sau điều trị Thông Tâm Lạc

Nhận xét:

Sau  2  tuần  điều  trị  và  6  tuần  điều  trị  bằng  Thông  tâm  lạc  ghi  nhận  điểm trung bình về: Tần suất cơn đau thắt ngực, thời gian cơn đau và mức độ  đau theo CSS đều giảm so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê (p < 0,001)

ĐẶC ĐIỂM VỀ KHẢ NĂNG GẮNG SỨC CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU

Bảng: Đặc điểm về khả năng gắng sức của BN trước và sau khi điều trị Thông tâm lạc sau 6 tuần

Đặc điểm

Gía trị

Nữ ( n= 167)

Nam ( n= 133)

P

Thời gian gắng

sức (phút)

Trung vị [khoảng

tứ phân vị]

4,5 [3 – 6] 

5,5 [4 – 7,85] 

<0,001

Khả năng gắng

sức (METs)

Trung vị [khoảng

tứ phân vị]

3,47 [3,46 –4,64]

 

4,64 [3,47 – 5,8]

 

<0,001

Nhận xét:

Giá trị  trung  bình  về  thời gian gắng sức  ở  nhóm bệnh nhân nghiên cứu  sau thêm thuốc TTL  lớn hơn so với  trước khi bổ  sung thêm thuốc TTL  (5,46 ± 3,17 phút so với 6,56 ± 2,9 phút). Giá trị  trung  bình  về  khả  năng gắng sức  ở  nhóm bệnh nhân nghiên cứu sau thêm thuốc TTL lớn hơn so với trước khi bổ  sung thêm thuốc TTL (4,52 ± 2,19 METs so với  5,38 ± 4,33  METs).  Sự  khác biệt về  giá trị  trung bình  khả  năng gắng sức cũng như thời gian gắng sức  ở  nhóm bệnh nhân nghiên cứu sau thêm thuốc TTL so với trước khi bổ sung thêm thuốc TTL là có ý nghĩa thống kê (kiểm định phi tham số Mann-Whitney U với p = < 0,001). 

Biểu đồ 3.13: Đặc điểm về thời gian gắng sức giữa Nam và Nữ trước điều trị Thông Tâm Lạc

Nhận xét:

Khi so sánh thời gian gắng sức  ở  nhóm bệnh nhân Nam và Nữ  trong nghiên cứu trước thêm thuốc TTL ghi nhận giá trị  trung vị  ở  Nam cao hơn so với Nữ. Và sự  khác biệt này là có ý nghĩa thống kê  (kiểm định phi tham số  Mann-Whitney U với p < 0,001)

Biểu đồ 3.14: Đặc điểm về thời gian gắng sức giữa Nam và Nữ sau điều trị Thông Tâm Lạc 6 tuần

Nhận xét: Khi so sánh thời gian gắng sức  ở  nhóm bệnh nhân Nam và Nữ  trong nghiên cứu sau thêm thuốc TTL ghi nhận giá trị trung vị ở Nam cao hơn so với Nữ. Và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (kiểm định phi tham số  Mann-Whitney U với p < 0,001)

 

Biểu đồ 3.15: Đặc điểm về khả năng gắng sức giữa Nam và Nữ trước điều trị Thông Tâm Lạc

Nhận xét:

Khả  năng gắng sức  ở  nhóm bệnh nhân Nam và Nữ  trong nghiên cứu trước khi  thêm  thuốc  TTL  ghi  nhận  giá  trị  trung  vị  ở  Nam  cao  hơn  so  với  Nữ  (4,64 METs so với 3,47 METs). Và sự  khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (kiểm định phi tham số Mann-Whitney U với p = <0,001).

Biểu đồ 3.16: Đặc điểm về thời gian gắng sức giữa Nam và Nữ sau điều trị Thông Tâm Lạc 6 tuần

Nhận xét:

Khả năng gắng sức ở nhóm bệnh nhân Nam và Nữ trong nghiên cứu sau khi thêm thuốc TTL được 6 tuần  ghi nhận giá trị  trung vị  ở  Nam và Nữ  là  như nhau (4,64 METs). Và sự  khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê (kiểm định phi tham số Mann-Whitney U với p =0,308 > 0,05).

ĐẶC ĐIỂM VỀ SIÊU ÂM TIM CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU

Bảng 3.6: Đặc điểm siêu âm tim của BN trước và sau khi điều trị Thông tâm lạc sau 6 tuần

Đặc điểm

Trước điều trị Thông

tâm lạc (n = 300)

Sau điều trị Thông tâm

lạc 6 tuần (n = 300)

p

Phân suất tống máu (EF,%)

61,02 ± 7,34 

61,88 ± 8,49 

>0,05

Rối loạn vận động vùng

0,07 ± 0,36 

0,05 ± 0,46 

>0,05

Nhận xét:

Phân  suất  tống  máu  thất  trái  (EF)  có  xu  hướng  được  cải  thiện  sau  khi  bổ sung thêm thông tâm lạc, tuy nhiên sự  khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

ĐẶC  ĐIỂM  XÉT  NGHIỆM  MÁU  CỦA  NHÓM  NGHIÊN  CỨU  TRƯỚC  VÀ SAU 6 TUẦN ĐIỀU TRỊ

 

Bảng 3.8: Đặc điểm cận lâm sàng của BN trước và sau khi điều trị Thông tâm lạc sau 6 tuần

Đặc điểm

Trước điều trị

(n = 300)

 

Sau điều trị

(n = 300)

 

p

Đường huyết (mg/dL) 

96,64 ± 18,1 

98 ± 16,2

 

Cholesterol (mg/dL)

153,56 ± 41,9 

144,7 ± 29,5

 

Triglycerid (mg/dL)

197,7 ± 97,6 

184,2 ± 71,1

 

ALT (U/L) 

32,45 ± 12,1 

32,0 ± 11,3

 

AST (U/L) 

28 ± 5,09 

26 ± 4,1

 

Ure (mg/dL) 

18,27 ± 6,21 

17,6 ± 5,0

 

Creatinin (mg/dL) 

1,04 ± 0,26 

1,05 ± 0,2

 

Kali/máu (mmol/L) 

3,7 ± 0,45 

3,9 ± 0,8

 

INR

 0,98 ± 0,04 

0,96 ± 0,03

 

aPTT (s) 

30,06 ± 4,12 

31,1 ± 4,9

 

Hồng cầu (T/L) 

4,58 ± 0,43 

4,5 ± 0,7

 

Bạch cầu (G/L) 

8,65 ± 2,22 

8,5 ± 2,7

 

Tiểu cầu (G/L) 

244,5 ± 48,73  

265,31 ± 52,19

 

Nhận xét:

Qua nghiên cứu trên 300 bệnh nhân được điều trị  với thông tâm lạc, chúng tôi ghi nhận thuốc an toàn trên lâm sàng. Các chỉ số xét nghiệm về sinh hóa, chỉ số huyết học, thời gian đông máu  thay đổi  không có ý nghĩa  sau điều trị  Thông tâm lạc 6 tuần (p > 0,05)

  1. BÀN LUẬN

Nghiên cứu nhãn mở thực hiện trên 300 bệnh nhân Bệnh tim TMCB ổn đinh đang điều trị  ngoại trú tại phòng khám khoa Nội Tim Mạch bệnh viện Chợ  Rẫy, BN  đang  được  điều  trị  theo  phác  đồ  chuẩn  và  được  bổ  sung  thêm  thuốc  Thông Tâm  Lạc  và  so  sánh  kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  với  các  nghiên  cứu  của nhiều tác giả khác, chúng tôi có một số bàn luận như sau:

ĐẶC ĐIỂM ĐAU NGỰC TRONG NGHIÊN CỨU

Đau thắt ngực là triệu chứng thường gặp và quan trọng nhất của bệnh tim thiếu máu cục bộ  ổn định. Trong nghiên cứu của chúng tôi,  ở  nhóm điều trị  bằng thông tâm lạc: mức độ  đau theo CSS, thời gian cơn đau và tần suất cơn đau thắt ngực đều giảm so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.4).

Số  BN đau ngực độ  I chiếm tỷ  lệ  15%, độ  II là 69,7% và độ  III là 15,3%, không có BN nào thuộc phân độ  IV. Sau 6 tuần điều trị  với thông tâm lạc mức độ đau ngực của bệnh nhân giảm một cách rõ rệt. Khoảng 67,7 % BN không còn cảm giác đau ngực. 24% đau ngực mức độ I, 8,3% đau ngực mức độ II và không có BN nào đau ngực mức độ  III. Sự  khác biệt về  mức độ  đau ngực trung bình giữa trước và sau điều trị  thông tâm lạc là có ý nghĩa thống kê (2,0 ± 0,55 so với 0,41  ±  0,64; p < 0,001).

Khi so sánh về thời gian cơn đau ngực và tần suất cơn đau ngực xảy ra trong tuần trên bệnh nhân sau khi điều trị  với thông tâm lạc, chúng tôi nhận thấy giá trị trung bình giảm có ý nghĩa thống kê (3,6 ± 0,71 so với 0,54 ± 0,86 với p < 0,001)

Bảng 3.9: So sánh đặc điểm đau ngực của tác giả Lương Công Thức và nghiên cứu của chúng tôi

Đặc điểm

Lương Công Thức

Nghiên cứu của chúng tôi

p

Trước điều trị

Sau điều trị

Trước điều trị

Sau điều trị

Tần suất đau ngực (cơn/tuần)

4,4 ± 4,3

1,4 ± 2,1

3,78 ± 0,75 

0,69 ± 1,0

>0,05

 

Thời gian cơn đau (phút/cơn)

5,4 ± 5,1  

1,5 ± 1,3

3,6 ± 0,71 

0,54 ± 0,86

>0,05

 

Mức độ cơn đau thei CSS

2,30 ± 1,08 

1,30 ± 0,88

2,0 ± 0,55 

0,41 ± 0,64

>0,05

 

Các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tại Trung Quốc cho thấy thông tâm lạc thể có hiệu quả làm giảm đau thắt ngực, giảm tần số của các cơn đau thắt ngực cấp tính. Dữ  liệu được tổng hợp từ  10 nghiên cứu cũng cho thấy Thông tâm lạc giúp cải  thiện  triệu  chứng  đau  thắt  ngực  ở  bệnh  nhân  bệnh  tim  thiếu  máu  cục  bộ  ổn định. Phù hợp với các kết quả này, nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy kết hợp thông tâm lạc với phác đồ  điều trị  chuẩn bệnh tim thiếu máu cục bộ  ổn định (Ức chế  Bêta, kháng kết tập tiểu cầu,  Ức chế  men chuyển, Statin) giúp cải thiện triệu chứng mức độ đau theo CSS, giảm thời gian cơn đau và giảm tần suất cơn đau thắt ngực trong tuần. Cơ chế  của các tác dụng này đã được chứng minh bởi các nghiên cứu thực nghiệm. Theo tác giả  Liu và Shang (1997), các cơ chế  bao gồm ổn định mảng vữa xơ, chống viêm, tăng sản xuất NO, tăng lưu lượng máu động mạch vành, giãn mạch vành, cải thiện cung cấp máu cơ tim và tăng sức co bóp cơ tim. Một sốnghiên cứu lâm sàng tại Trung Quốc cũng cho thấy thông tâm lạc có tác dụng giúp cải thiện chức năng co bóp thất trái  ở  những bệnh nhân bị  bệnh tim thiếu máu cục bộ  ổn định và sau nhồi máu cơ tim cấp. Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm điều trị bằng thông tâm lạc, phân suất tống máu thất trái (EF) có xu hướng được cải thiện, tuy nhiên chưa khác biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.6)

ĐẶC  ĐIỂM  KHẢ  NĂNG  GẮNG  SỨC  CỦA  BỆNH  NHÂN  TRONG NGHIÊN CỨU

Thời gian gắng sức trung bình:  5,46 ± 3,17  phút. Sau 6 tuần điều trị  thông tâm lạc thời gian gắng sức trung bình của BN được cản thiện  6,56 ± 2,9 phút. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) Mức gắng sức  trung bình (METs):  4,52 ± 2,19  METs. Sau 6 tuần điều trị thông tâm lạc khả  năng gắng sức trung bình của BN  cũng  được cản thiện  5,38 ± 4,33 METs. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) Thời gian gắng sức và mức gắng sức trung bình giữa 2 nhóm BN  Nam và Nữ trong nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Một số  nghiên cứu cho  thấy  ở  liều cao thông tâm lạc có hiệu quả  tương tự liều  cao simvastatin trong  giảm lipid máu [34]. Tuy  nhiên, trong nghiên  cứu này, chúng tôi chưa thấy sự  khác biệt về  các chỉ  số  lipid máu sau điều trị. Điều này có thể  do trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả  bệnh nhân đều được dùng Statin, vì thế tác dụng lên cholesterol máu của thông tâm lạc nếu có cũng không vượt trội tác dụng của Statin. Một số  tác dụng phụ  sau khi sử  dụng viên nang Thông tâm lạc cũng được báo cáo, bao gồm các triệu chứng khó chịu nhẹ ở đường tiêu hóa, hôi miệng, nóng, bứt  rứt  trong  người[37],  xuất  huyết  dưới  da,  chảy  máu  lợi  và  tăng  thời  gian thromboplastin bán phần [38]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng tôi không gặp các tác dụng phụ nêu trên. Không có sự khác biệt về các chỉ số đánh giá chức năng gan, công thức máu và chức năng đông máu trước và sau điều trị  (bảng 3.8). Như vậy thuốc thông tâm lạc khá an toàn trong điều trị

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu  nhãn mở  trên 300 bệnh nhân bệnh tim TMCB ổn định đang điều trị  ngoại trú tại phòng khám khoa Nội tim mạch bệnh viện Chợ  Rẫy từ  tháng 10/2018  →  8/2019,  bệnh nhân vẫn còn  những  triệu chứng đau ngực  dù vẫn đang điều trị theo phác đồ chuẩn và được bổ sung thêm thuốc thông tâm lạc. Sau điều trị 6 tuần chúng tôi rút ra những kết luận sau:

  1. Thông tâm lạc phối hợp với điều trị chuẩn  giúp giảm tần suất đau ngực  so với trước điều trị (0,69 ± 1,0 so với 3,78 ± 0,75 với p < 0,001). Thời gian đau ngực cũng  giảm  có  ý  nghĩa  với  trước  điều  trị  (0,54  ± 0,86  so  với  3,6  ± 0,71  với  p  < 0,001)  và cường độ cơn đau ngực  (0,41 ± 0,64  so với  2,0 ± 0,55, p  <  0,001) trênbệnh nhân bị bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định.  Như vậy, thuốc Thông tâm lạc mang lại hiệu quả điều trị rất tốt trên lâm sàng. Bên cạnh cạnh đó bệnh nhân còn cải thiện khả năng gắng sức (5,38 ± 4,33  so với  4,52 ± 2,19  với p  <  0,001) và cải thiện được thời gian đi bộ so với trước điều trị thông tâm lạc ( 6,56 ± 2,9  so với 5,46 ± 3,17 với p < 0,001)
  2. Phương pháp của chúng tôi an toàn trên lâm sàng, ghi nhận một số rối loạn khó chịu ở đường tiêu hóa (tiêu chảy) 3 trường hợp, cảm giác nóng bứt trong người (5 trường hợp), cảm giác hôi miệng (8 trường hợp) và không có tác dụng phụ trên các chỉ số sinh hóa  máu và chỉ số huyết học, sự khác biệt các chỉ số này là không có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị

Nghiệm thu đề tài ở Bệnh viện Chợ Rẫy

 

 


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan