Những dấu hiệu sắp đột quỵ- phát hiện sớm, cứu kịp thời

Đột quỵ não là bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu, chỉ sau ung thư và tim mạch. Người bệnh cũng có thể gặp phải những biến chứng nặng nề sau đột quỵ. Vậy, những dấu hiệu sớm của đột quỵ là gì, hãy cùng tìm hiểu để phát hiện sớm và cứu kịp thời.

 

1.Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là bệnh lý tổn thương một phần não, xảy ra đột ngột do các nguyên nhân: tắc nghẽn các mạch máu trên não, gây thiếu máu đến nuôi não. Nó có thể khiến một người đang khỏe mạnh bỗng dưng gục xuống, hôn mê liệt nửa người, thậm chí dẫn đến tử vong hoặc sống với các di chứng nặng nề.

Theo thống kê, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ ba (chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư) và là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc đột quỵ đang tăng cao một cách báo động. Theo đó, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ não mới.

Chính do sự nguy hiểm của căn bệnh này, nên việc phòng ngừa nguy cơ xảy ra đột quỵ rất quan trọng. Đột quỵ có triệu chứng báo hiệu kéo dài nên không ai có thể biết trước mình sẽ bị đột quỵ. Bạn hãy nắm vững những dấu hiệu sau đây để có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ cho bản thân hay những người xung quanh để có thể cấp cứu kịp thời.

2.Dấu hiệu của người bị đột quỵ

-Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt. Tuy nhiên, biểu hiện này không rõ ràng như các dấu hiệu yếu cơ mặt, yếu tay và các vấn đề về ngôn ngữ. Người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

-Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt, khi người bệnh nói hoặc cười sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên khuôn mặt.

Dấu hiệu sắp đột quỵ-1

-Dấu hiệu yếu tay hoặc chân: Khi xảy ra đột quỵ, một trong những triệu chứng hay gặp là một bên cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) đột ngột yếu đi, tê bì. Tình trạng này ảnh hưởng đến các chi ở bên đối diện vùng não xảy ra đột quỵ. Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác và không nhấc chân lên được.

-Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng khó nói hoặc nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng khó mở và phải gắng sức mới nói được.

Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách lặp đi lặp lại một cụm từ. Bạn có thể nói líu, dùng từ sai hoặc không thể nói? Nếu điều này xảy ra thì nhiều khả năng bạn bị đột quỵ.

-Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.

-Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh sẽ cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng nề và khá phổ biến của bệnh đột quỵ – nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

Một số dấu hiệu khác

-Tự nhiên chóng mặt:  Hệ thống tuần hoàn sẽ gặp nhiều khó khăn, nếu tim quá yếu. Bộ não không nhận đủ oxy cần thiết. Điều này sẽ làm người bệnh luôn cảm thấy chóng mặt, thậm chí đau đầu. Do đó, người bệnh cần chú ý đi chẩn đoán bệnh ngay khi thường xuyên có những biểu hiện trên.

Nếu bạn bị chóng mặt, buồn nôn hoặc gặp khó khăn về đi lại thì bạn có thể nghĩ rằng mình bị say, song thực tế đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ.

-Đau đầu nặng: Cơn đau đầu nặng, đột ngột là một triệu chứng hay gặp ở người bị đột quỵ.

-Yếu một bên cơ mặt: yếu một bên cơ mặt, đột ngột có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Để kiểm tra điều này, các nhân viên cấp cứu có thể yêu cầu bạn cười hoặc nhe răng. Nếu một bên mặt của bạn chùng xuống hoặc không cử động thì có thể bạn bị tình trạng này.

Khó thở hoặc tim đập nhanh: Một nghiên cứu về những khác biệt giới trong đột quỵ cho thấy phụ nữ dễ bị các triệu chứng khó thở hoặc tim đập nhanh khi đột quỵ.

3.Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ

3 giờ đầu tiên sau đột quỵ được xem là “thời gian vàng” do lúc này các dấu hiệu của bệnh vừa mới xuất hiện, khả năng hồi phục rất cao. Sau 3 giờ, nơi vùng não xảy ra tai biến và mô não cận kề vùng tai biến sẽ bị hư hại, khó phục hồi.

Chính vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ, người bệnh cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Không nên áp dụng các biện pháp dân gian, truyền miệng hay sử dụng các loại thuốc không rõ tác dụng. Những việc này sẽ làm chậm trễ thời gian vàng cho điều trị.

Nên cho bệnh nhân đột quỵ tập vận động càng sớm khi có thể. Trước đây, có nhiều quan niệm sai lầm khi bắt bệnh nhân nằm nguyên một tư thế, thậm chí không được nhúc nhích đầu sau khi bị đột quỵ. Nhưng hiện nay, các thầy thuốc đều khuyến cáo nên cho các bệnh nhân tập luyện sớm, có thể bắt đầu sau 24 hoặc 48 giờ, khi đã qua giai đoạn nguy hiểm. Ngoài ra, việc tập vận động sớm có thể làm giảm các biến chứng khác như viêm phổi, loét do tì đè.

Hồi phục sau đột quỵ là một quá trình tự nhiên. Quá trình phục hồi đòi hỏi thời gian – phần lớn trong 3-6 tháng đầu, nhưng cơ thể tiếp tục tiến triển cho đến 2 năm hoặc lâu hơn. Chính vì vậy, để giúp phục hồi di chứng sau đột quỵ não, các bác sĩ khuyên người bệnh nên sử dụng thêm thuốc Thông Tâm Lạc. Thông Tâm Lạc có tác dụng:

-Tác động vào cơ chế nhồi máu não và giúp phục hồi di chứng sau đột quỵ não.

-Tác động vào cơ chế huyết khối của nhồi máu não như chống kết tập tiểu cầu, hạ lipid máu, ổn định mảng xơ vữa.

-Giúp phục hồi di chứng sau đột quỵ não như cải thiện chức năng vận động, cải thiện nhận thức của bệnh nhân sau đột quỵ.

Dấu hiệu sắp đột quỵ-2

Thông Tâm Lạc là thuốc nằm trong danh mục được BHYT chi trả với chỉ định dùng trong điều trị sau đột quỵ. Sản phẩm được phân phối bởi công ty cổ phần dược phẩm Tùng Linh, Hotline: 0246 2977 875


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan