LƯU Ý trong điều trị bệnh mạch vành ở người cao tuổi

Bệnh mạch vành ở người cao tuổi luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với người trẻ, không chỉ ở triệu chứng bệnh mà ngay cả trong quá trình điều trị. Chính vì vậy, người cao tuổi cần thực hiện tầm soát bệnh để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bệnh mạch vành ở người cao tuổi-1

1.Tuổi cao cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành

Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành. Theo nghiên cứu Framingham Heart, nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở nam giới trong độ tuổi 65-74 tăng 24%. Tương tự, tỷ lệ này ở phụ nữ cao tuổi tăng lên tới 28%.

Theo đó, tỷ lệ mắc bệnh mạch vành ở phụ nữ tăng nhanh hơn so với nam giới là do sự thay đổi của cơ thể sau thời kỳ mãn kinh (hiện tượng mãn kinh làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh lên gấp 3 lần so với trước khi mãn kinh).

2.Triệu chứng bệnh mạch vành ở người cao tuổi

Bệnh mạch vành ở người cao tuổi gây ra bởi sự hình thành các mảng xơ vữa, dẫn đến lòng mạch bị thu hẹp, lượng máu về tim bị suy giảm và gây ra một loạt các triệu chứng điển hình như:

-Đau thắt ngực: Bệnh nhân cảm nhận cơn đau như lồng ngực bị đè nén nặng nề, cơn đau có thể lan ra vùng vai, lưng, cánh tay trái, cổ, hàm…

-Khó thở, nhịp thở nhanh và gấp;

-Mệt mỏi khắp cơ thể;

-Chóng mặt, choáng váng.

Đối với người cao tuổi, triệu chứng bệnh mạch vành có thể thay đổi do quá trình lão hóa, khiến cho hệ thần kinh mất đi độ nhạy cảm và thể trạng cơ thể cũng trở nên yếu ớt hơn. Đặc biệt, những triệu chứng của bệnh mạch vành ở người cao tuổi thường không rõ ràng. Đôi khi, bệnh nhân cảm nhận được những dấu hiệu thoáng qua như cảm giác mệt mỏi, khó thở, đau nhẹ ở ngực…Mặt khác, những triệu chứng này thường sẽ được thuyên giảm khi nghỉ ngơi nên người bệnh thường không cảm thấy lo lắng. Do đó, việc phát hiện bệnh mạch vành ở người cao tuổi trong giai đoạn đầu của bệnh là khá khó khăn.

3.Khó khăn trong điều trị bệnh mạch vành ở người cao tuổi

Hiện nay, sự tiến bộ trong liệu pháp điều trị giúp kiểm soát bệnh mạch vành hiệu quả hơn, nhưng số người tử vong vẫn đang gia tăng, đặc biệt là ở nhóm người cao tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình điều trị bệnh mạch vành ở người cao tuổi thường gặp khá nhiều bất lợi.

-Dễ gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị

Tuổi tác càng cao, các cơ quan như gan và thận ngày càng suy yếu, ảnh hưởng lớn tới tốc độ chuyển hóa thuốc. Nhiều trường hợp thuốc không thể chuyển hóa, dẫn đến quá liều, gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, gây độc cho gan, thận, ảnh hưởng rất xấu đến kết quả điều trị. Nguy cơ xảy ra xuất huyết khi dùng thuốc chống đông hoặc nguy cơ tăng men gan khi dùng thuốc hạ mỡ máu cũng là bài toán khó cho các bác sĩ khi cân nhắc liều lượng phù hợp với mục tiêu điều trị bệnh mạch vành ở người cao tuổi.

-Tăng rủi ro khi can thiệp stent hay phẫu thuật bắc cầu

Đối với tình trạng tắc hẹp mạch vành nặng, bác sĩ phải chỉ định mổ bắc cầu hoặc đặt stent động mạch vành để thúc đẩy lưu thông và tưới máu đến vùng cơ tim bị ảnh hưởng do thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân cao tuổi, các phương pháp này đôi khi không thực hiện được do tiên lượng sức khỏe không tốt hoặc rủi ro cao hơn lợi ích điều trị nội khoa.

-Khó khăn trong việc tuân thủ dùng thuốc

Người cao tuổi có thể bị suy giảm trí nhớ, lú lẫn, thiếu minh mẫn, dẫn đến quên dùng thuốc, hoặc dùng nhiều liều liên tục trong ngày, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hoặc gây ra tác dụng không mong muốn.

4.Những lưu ý trong điều trị bệnh mạch vành ở người cao tuổi

Sử dụng thuốc đủ liều, đúng liều và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường cảnh báo tác dụng phụ của thuốc điều trị là cách tốt nhất để kiểm soát rủi ro trong điều trị.

-Chú ý sử dụng thuốc điều trị

Bệnh mạch vành ở người cao tuổi-2

Từ độ tuổi 75-85, cơ thể có nhiều sự thay đổi về cân nặng (giảm) và thành phần (tổng lượng nước, khối lượng cơ, thể tích nội mạch…). Liều nạp của thuốc cũng cần thay đổi theo cân nặng, liều dùng của nữ thường thấp hơn nam. Chính vì vậy, người bệnh cần đi khám để được kê đúng liều lượng, không tự ý mua thuốc về sử dụng và nên tái khám định kỳ để điều chỉnh liều thuốc phù hợp.

-Lưu ý sau can thiệp, phẫu thuật

Không ít người bệnh nghĩ rằng, sau can thiệp hay phẫu thuật là bệnh mạch vành đã khỏi, vì thế, có một số người chủ quan và lơ là trong điều trị. Thực tế, sau đặt stent có rất nhiều mối nguy hiểm mà bệnh nhân cần đối mặt. Trong đó nguy cơ xuất huyết, hay hình thành cục máu đông, và khả năng tái tắc hẹp rất lớn nếu không được điều trị tốt. Do vậy, bạn cần phải sử dụng thuốc chống đông từ 6 tháng – 1 năm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu gặp phải tác dụng phụ của thuốc, cần phải tái khám lại để được bác sĩ điều chỉnh liều thuốc, loại thuốc phù hợp hơn.

-Cần duy trì chế độ ăn có kiểm soát và tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục rất quan trọng trong điều trị bệnh mạch vành, nhưng đây chính là điều mà người bệnh cao tuổi khó thực hiện, do thể trạng yếu, thoái hóa khớp. Trong quá trình tập luyện nên tập vừa sức, không nên quá gắng sức. Tuy nhiên, mỗi ngày nên cố gắng tập thêm một ít để tăng khả năng chịu đựng của tim. Điều này giúp phát triển tuần hoàn bàng hệ rất tốt cho người bệnh mạch vành.

Lưu ý khi dùng Đông y trong điều trị bệnh mạch vành

Hiện có rất nhiều sản phẩm dành cho bệnh mạch vành, nhưng các chuyên gia tim mạch khuyến cáo, người tiêu dùng chỉ nên lựa chọn những sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng, để đảm bảo an toàn, tránh tương tác thuốc Tây y trong điều trị.

Thuốc Thông Tâm Lạc là một trong số ít sản phẩm đạt được các tiêu chí này. Thông Tâm Lạc được bào chế từ 12 dược liệu thiên nhiên quý hiếm như nhân sâm, thủy điệt, toàn ích, xích thược…có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, ổn định mảng xơ vữa, cải thiện co thắc mạch máu. Trong điều trị bệnh mạch vành ở người cao tuổi nên cho bệnh nhân sử dụng Thông Tâm Lạc song song với thuốc Tây y- thuốc không những trực tiếp điều trị bệnh mà còn có khả năng nâng cao hiệu quả của các sản phẩm thuốc điều trị bằng Tây y. Từ đó, nâng cao hiệu quả điều trị, giảm thời gian sử dụng thuốc Tây y vốn có nhiều tác dụng phụ.

Điều trị bệnh mạch vành hiệu quả với Thông tâm lạc


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan