Lười vận động – cẩn thận có ngày mất mạng vì tăng huyết áp

Đa số chúng ta đều cho rằng những người bị tăng huyết áp thì không nên vận động và cần nghỉ ngơi, thư giãn để tránh huyết áp tăng nhanh. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm và thậm chí các nghiên cứu còn chỉ ra rằng – lười vận động chính là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp.

Tăng huyết áp -02

1.Lười vận động – yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tăng huyết áp

Thực tế nghiên cứu đã chứng minh, lười tập thể dục sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, làm co mạch máu gây tăng huyết áp. Lối sống ít vận động cũng làm giảm tính đàn hồi của các động mạch, giảm giải phóng hormone như oxit nitric làm cho động mạch giãn nở. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao.

Không chỉ có vậy, lười vận động còn khiến cơ thể bị béo phì do không thể tiêu thụ năng lượng mà cơ thể đã nạp vào. Những người bị thừa cân, béo phì với hàm lượng cholesterol trong máu cao sẽ dễ bị xơ cứng động mạch gây tăng huyết áp. Vậy, nếu vận động thường xuyên có làm giảm huyết áp?

2.Vận động thường xuyên giúp hạ huyết áp nhanh chóng

Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm huyết áp tâm thu của bạn trung bình từ 4-9 mmHg. Hiệu quả này tương đương với một số nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp. Đối với một số người, việc tập luyện có thể giúp họ giảm liều, hoặc thậm chí là không cần dùng thuốc nếu huyết áp của họ không tăng quá cao. Khi huyết áp của bạn đã ổn định ở ngưỡng bình thường, tập thể dục sẽ giúp bạn duy trì nó. Thêm vào đó, tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, kiểm soát tốt huyết áp và bệnh mỡ máu.

Tuy nhiên, để duy trì huyết áp ở giới hạn bình thường, cần duy trì tập luyện thường xuyên và phải mất từ 3 tháng mới thấy hiệu quả tác động đến huyết áp.

3.Người bị tăng huyết áp nên vận động như thế nào?

Các bài tập cho bệnh nhân tăng huyết áp cần được bác sĩ tư vấn để phù hợp với mức độ tăng huyết áp, giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Có 2 bài tập thường được áp dụng để giảm huyết áp cho bệnh nhân tăng huyết áp độ I, II là đi bộ nhanh và chạy bước nhỏ. Tùy tình trạng sức khỏe, bệnh nhân có thể tập đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ hoặc tập luân phiên giữa 2 bài tập cho phù hợp.

  • Đi bộ nhanh

Tăng huyết áp -03

Tùy tình trạng sức khỏe, bệnh nhân có thể đi bộ nhanh với tốc độ khác nhau. Nếu đi bộ với tốc độ 5-6 km/giờ, tần số tim có thể đạt khoảng 100 – 110 nhịp/ phút trong khi tập luyện. Một tuần bệnh nhân nên tập 5-7 buổi, thời gian mỗi buổi tập từ 40 – 60 phút sẽ cho kết quả tốt. Khi đã quen với bài tập, cần tăng dần cường độ vận động bằng cách chuyển sang chạy bước nhỏ để cải thiện thể lực, duy trì được hiệu quả tập luyện.

  • Chạy bước nhỏ

Với những người mới bắt đầu tập chạy, trong những buổi đầu tiên (8-12 tuần đầu) nên chạy với tốc độ thấp để cơ thể có thời gian thích nghi dần với lượng vận động. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể kết hợp tập luân phiên giữa đi bộ và chạy cho tới khi cơ thể có thể duy trì được cường độ chạy liên tục. Ở bệnh nhân tăng huyết áp, nên duy trì tốc độ chạy khoảng 7-8 km/giờ tùy theo trạng thái sức khỏe. Tần số tim của bệnh nhân có thể đạt khoảng 120 – 130 nhịp/ phút trong khi tập luyện. Khi đã quen với cường độ, bệnh nhân cần tăng thời gian chạy lên 20 – 30 phút/ buổi, tập đều đặn ít nhất 3-4 buổi/ tuần.

Khi tập thể thao, người tăng huyết áp cần chú ý một số nguyên tắc sau:

– Có thể lựa chọn các bài tập khác như bơi lội, thiền, yoga, thái cực quyền…phù hợp với độ tuổi, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe.

-Nguyên tắc tập luyện là thường xuyên, liên tục và tăng dần thời gian, tốc độ tập. Người bệnh nên duy trì chế độ luyện tập đều đặn tối thiểu 30-45 phút/ ngày và hầu hết các ngày trong tuần.

-Bệnh nhân cần kiên trì luyện tập vì thường sau khoảng 2-3 tháng luyện tập thường xuyên huyết áp mới bắt đầu hạ xuống;

-Tập thể dục vừa sức, không tập quá nhẹ hay quá nặng. Bạn có thể kiểm soát bằng cách chú ý thấy tay  bắt đầu ra mồ hôi hoặc người đổ mồ hôi sâm sâp là vừa phải. Nếu thấy khó thở thì nên dừng tập ngay lập tức.

-Trước khi tập phải khởi động từ từ toàn thân và giảm dần tốc độ luyện tập trước khi dừng lại để đảm bảo an toàn khi luyện tập.

Thông tin cho bạn

Bên cạnh chế độ tập luyện và dinh dưỡng hợp lý , người bệnh có thể tham khảo sản phẩm thuốc Đông y Thông Tâm Lạc. Thông Tâm Lạc được bào chế từ 12 dược liệu thiên nhiên quý hiếm như nhân sâm, thủy điệt, toàn ích, xích thược…Thuốc giúp phòng ngừa biến chứng của bệnh tăng huyết áp là xơ vữa mạch máu. Xơ vữa mạch máu là nguyên nhân chính gây ra các bệnh nhồi mái cơ tim, đột quỵ…

Tăng huyết áp -03

Kết quả nghiên cứu tác dụng của thuốc Thông Tâm Lạc được đánh giá lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn trong nước như bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Quân y 103 và các tạp chí y dược hàng đầu thế giới. Thông Tâm Lạc là thuốc nằm trong danh mục được BHYT chi trả. Đây là thành quả mà không phải sản phẩm Đông y nào cũng đạt được.

Sản phẩm được phân phối bởi công ty cổ phần dược phẩm Tùng Linh – Hotline 02462 977 875


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan