Dấu hiệu sớm nhận biết bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Bệnh mạch vành nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng tim mạch vô cùng nguy hiểm.

Dấu hiệu sớm bệnh mạch vành-1

1.Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành là loại bệnh xuất hiện khi có một hay nhiều các nhánh của động mạch vành bị hẹp lại và bị cản trở do những mảng bám hình thành và tích tụ bên trong mạch máu. Khi đó, các động mạch trong cơ thể vốn dĩ rất mềm mại và có tính đàn hồi sẽ trở nên hẹp hơn và cứng hơn bởi sự xuất hiện của những mảng bám này qua thời gian dài. Cholesterol và một số chất khác có thể là chất bám trên thành mạch và đây gọi là chứng xơ vữa động mạch.

Khi bệnh mạch vành trở nên nặng hơn, máu sẽ lưu thông kém và khó khăn hơn. Hậu quả của việc này là khiến tim không thể nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết để duy trì sự sống và hậu quả là dẫn đến những cơn đau thắt ngực và tình trạng nhồi máu cơ tim.

2.Dấu hiệu nhận biết bệnh mạch vành

Đau thắt ngực là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất để nhận biết bệnh mạch vành. Đau có cảm giác bó chặt, thắt nghẹt, đè ép hay đôi khi chỉ là cảm giác có 1 cái gì đó khó chịu trong lồng ngực. Vị trí đau hay gặp là sau xương ức, giữa ngực hoặc vùng tim. Đau có thể tại chỗ hoặc lan lên cổ, hàm, vai hay cánh tay bên trái, ít trường hợp lan ra sau lưng hay vùng cột sống. Cơn đau rất ngắn chỉ 10-30 giây hay 1 vài phút; nếu cơn đau kéo dài trên 15 phút là có khả năng đã bị nhồi máu cơ tim.

Có 2 loại đau thắt ngực là: cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau thắt ngực không ổn định.

-Đau thắt ngực ổn định: là do mảng vữa xơ gây hẹp lòng động mạch vành, xuất hiện lặp đi lặp lại khi người bệnh gắng sức.

-Đau thắt ngực không ổn định: rất nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời sẽ dễ chuyển thành nhồi máu cơ tim.

Dấu hiệu chủ yếu để phân biệt giữa đau thắt ngực ổn định và không ổn định là hoàn cảnh xảy ra đau thắt ngực là khi nghỉ hay khi gắng sức. Nếu khi gắng sức với một mức độ nhất định nói lên tính chất ổn định, còn nếu xuất hiện khi nghỉ nói lên sự không ổn định và sẽ có nguy cơ chuyển nhồi máu hoặc đột tử.

Khi có dấu hiệu đau thắt ngực, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành một số thăm dò cần thiết để xem có phải bị bệnh mạch vành hay không, như là nghiệm pháp gắng sức, Holter điện tim, siêu âm Doppler tim, siêu âm tim gắng sức, chụp động mạch vành…

Cần phải làm gì khi bị đau thắt ngực?

Khi bị đau thắt ngực, bạn cần nghỉ ngơi ngay lập tức, nghĩa là phải dừng ngay lập tức mọi loại gắng sức, dùng thuốc nitroglycerin dạng ngậm hoặc xịt dưới lưỡi. Tiếp theo, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt để có thể được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Đây là động tác cực kỳ quan trọng, giúp cứu sống rất nhiều bệnh nhân vì chỉ cần một gắng sức rất nhỏ cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

3.Điều trị bệnh mạch vành như thế nào?

Dấu hiệu sớm bệnh mạch vành-2

Có 2 phương pháp điều trị bệnh mạch vành

Điều trị nội khoa: là phương pháp điều trị bằng thuốc, có thể dùng một loại hay phối hợp nhiều loại thuốc với nhau, như các thuốc chống kết vón tiểu cầu (aspirin, Plavix); các thuốc ức chế thụ thể beta (như tenormin, betaloc…); các thuốc chẹn kênh calci (amlordipin, tildiazem…) hay nhóm fibrat (như lipanthyl, lopit…). Và một điều rất quan trọng là sửa chữa các yếu tố nguy cơ tim mạch, đặc biệt là bỏ thuốc lá, điều trị tốt đái tháo đường và tăng huyết áp…

-Điều trị can thiệp: gồm can thiệp và phẫu thuật

Can thiệp động mạch vành qua da: Là phương pháp dùng các dụng cụ chuyên biệt để nong đoạn động mạch vành bị hẹp, làm tái lưu thông trở lại bình thường đoạn động mạch vành bị hẹp mà không phải mổ.

Phẫu thuật bắc cầu nối: Dùng một đoạn động mạch tĩnh mạch bắc cầu từ nguồn cấp máu qua vị trí động mạch vành tổn thương nối với đoạn động mạch vành phía sau đoạn hẹp mà không phải mổ

Phẫu thuật bắc cầu nối: Dùng một đoạn động hoặc tĩnh mạch bắc cầu từ nguồn cấp máu qua vị trí động mạch vành tổn thương nối với đoạn động mạch vành phía sau đoạn hẹp; như vậy máu sẽ được cung cấp cho vùng cơ tim bị thiếu máu thông qua 1 cầu nối mới.

4.Kết hợp Đông – Tây y trong điều trị bệnh mạch vành hiệu quả

Thuốc Tây y là những hóa chất được điều chế đưa vào cơ thể con người. Chính vì vậy, dù muốn hay không thì những sản phẩm tân dược được dùng để điều trị sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn. Những thuốc điều trị bệnh mạch vành cũng không ngoại lệ, tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, táo bón, phù nề…đều là những phản ứng phụ mà nhiều bệnh nhân không thể tránh khỏi.

Đối lập với Tây y, các sản phẩm Đông dược có nguồn gốc từ các dược liệu tự nhiên, ít độc hại và hầu như không có tác dụng phụ trong điều trị. Chính vì vậy, mà nhiều bệnh nhân đã tìm đến phương thuốc Đông y với mong muốn được điều trị bệnh nhưng giảm thiểu các tác dụng phụ một cách tối đa.

Sử dụng Đông – Tây y kết hợp trong điều trị bệnh mạch vành sẽ cho hiệu quả tối ưu. Người bệnh nên sử dụng phương pháp và thuốc theo y học hiện đại để điều trị bệnh nhân trong tình trạng cấp, nguy kịch. Nhưng sau đó, khi bệnh nhân bước vào giai đoạn phục hồi thì có thể dùng các sản phẩm Đông y trong phòng ngừa và hỗ trợ hồi phục.

Dấu hiệu sớm bệnh mạch vành-3

Thuốc Thông Tâm Lạc được chiết xuất từ 12 dược liệu thiên nhiên quý hiếm như nhân sâm, thủy điệt, toàn yết, xích thược…Thông Tâm Lạc tác động theo cơ thế bệnh sinh bệnh đau thắt ngực: chống kết tập tiểu cầu, ổn định mảng xơ vữa, hạ lipid máu, cải thiện co thắt mạch máu, bảo vệ nội mô mạch máu…Giúp bệnh nhân giảm triệu chứng đau thắt ngực như giảm tần suất cơn đau, cường độ cơn đau, thời gian cơn đau và mức độ đau. Hiệu quả thấy rõ nhất ở những bệnh nhân đau thắt ngực là sẽ thấy giảm triệu chứng sau 3-4 ngày sử dụng.

Để được dược sĩ tư vấn, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 0246 2977 875.


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan