Chế độ ăn cho người bệnh mạch vành

Người bị bệnh mạch vành nên có một chế độ ăn ít chất béo bão hòa và chất béo trans, ăn nhiều trái cây, rau quả, nhiều chất xơ và một lượng vừa phải rượu. Chế độ ăn này giúp ngăn ngừa sự phát triển của các mảng xơ vữa và giảm rủi ro nhồi máu cơ tim.

Chế độ ăn cho người bệnh mạch vành-1

Chế độ ăn cho người bệnh mạch vành

Ăn nhiều trái cây, hoa quả

Ít nhất năm phần trái cây và rau quả hàng ngày là số lượng được khuyến cáo để giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Bởi, không chỉ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, các loại rau và trái cây còn rất ít calo, nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa nên giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh mạch vành.

Ăn nhiều chất xơ

Chế độ ăn nhiều chất xơ cũng được khuyến khích với người bệnh mạch vành. Có 2 loại chất xơ là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.

Chất xơ hòa tan giúp giảm hấp thu chất béo và giảm nồng độ cholesterol máu. Mặt khác nó còn giúp ổn định đường huyết nên có thể giúp người bị bệnh tiểu đường giảm nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành.

Chúng được tìm thấy trong yến mạch, các loại đậu, cám gạo, lúa mạch, hoa quả họ cam quýt, dâu tây, táo. Chất xơ không hòa tan được tìm thấy trong hầu hết các loại ngũ cốc, trái cây và rau quả như bắp cải, củ cải, cà rốt, súp lơ…có thể giúp bạn nhanh cảm thấy no mà không cần bổ sung thêm calo, nhờ đó giảm tình trạng thừa cân, bép phì.

Ăn giảm muối

Giảm muối ăn giúp giảm huyết áp, mà huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy, giảm lượng muối ăn 6g/ngày có thể làm giảm 24% nguy cơ đột quỵ và 18% nguy cơ biến cố của bệnh mạch vành nặng. Chính vì vậy, người bị bệnh mạch vành nên có chế độ ăn giảm muối.

Hạn chế lượng tinh bột

Đó là các loại bột đường như tinh bột mì trắng, gạo trắng, thực phẩm chế biến. Thay vào đó bạn nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, có thể giúp giảm nguy cơ bệnh động mạch vành.

Hạn chế uống rượu

Uống quá nhiều rượu bia có thể làm tổn hại tới hệ tim mạch. Đặc biệt nguy hiểm với người đã có bệnh tim, bởi rượu có thể làm tăng huyết áp, tăng nồng độ triclyceride, thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch, từ đó làm gia tăng các biến chứng và tỷ lệ tử vong do tim mạch. Vì vậy, người bệnh mạch vành nên hạn chế uống rượu và nên lựa chọn  các loại rượu có lợi cho tim mạch như rượu vang đỏ, đồng thời uống rượu cách xa thời điểm uống thuốc ít nhất 1-2 giờ, để tránh những tương tác nguy hiểm.

Lựa chọn chất béo lành mạnh

Chế độ ăn cho người bệnh mạch vành-2

Các chuyên gia cho rằng, chất béo phải được giới hạn khoảng 10% lượng calo hàng ngày để giảm nguy cơ bệnh động mạch vành. Chế độ ăn uống ít chất béo “xấu”, thay vào đó là chất béo “tốt” sẽ giúp giảm LDL – một yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành.

-Hạn chế chất béo có hại

Các loại chất béo “xấu” bao gồm chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo trans.

Chất béo bão hòa và cholesterol có nhiều trong mỡ, da, phủ tạng động vật, các loại thịt đỏ (như thịt lơn, thịt bò, thịt dê), lòng đỏ trứng, tôm…

Chất béo trans hay còn gọi là chất béo chuyển hóa, chúng có nhiều trong thực phẩm đóng gói, đồ ăn nhanh và các thức ăn chế biến sẵn.

Các chất này có thể làm thúc đẩy sự phát triển của mảng xơ vữa mạch vành và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế loại chất béo này trong thực đơn hàng ngày bằng cách hạn chế thức ăn nướng, đồ ăn vặt, đồ ăn chiên xào, thực phẩm bảo quản lâu trong tủ lạnh, bơ thực vật…Đặc biệt, nước hầm xương, thịt được coi là bổ dưỡng, cung cấp canxi cho cơ thể nhưng lại rất ít canxi, nhiều chất béo và purine có thể dẫn đến mỡ máu cao, acid uric cao. Đây là loại thực phẩm bạn cũng nên hạn chế khi lên thực đơn cho người bệnh mạch vành.

-Tăng cường chất béo có lợi

Chất béo có lợi là các loại chất béo không bão hòa giúp giảm LDL –máu, giảm huyết áp, hạn chế xơ vữa mạch và mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh mạch vành. Bạn có thể bổ sung chất béo có lợi qua các thực phẩm như

Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt mèo, hạt hướng dương, hạt quả hồ đào

Các loại đậu: Đậu phộng, đậu Hà Lan, đậu khô.

Dầu thực vật: Dầu giấm, dầu ô liu, dầu đậu phộng, dầu hạt cải, dầu hạt nho

Các loại bơ: Bơ dừa, bơ hạnh nhân, bơ đậu phộng và bơ tươi.

Quả: quả hạch, quả bơ

Các loại ngũ cốc: ngô, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ

Các loại cá: cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ, cá thu.

Trên đây là một số gợi ý cụ thể về từng nhóm thực phẩm nên và không nên ăn để giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành cũng như hạn chế mảng xơ vữa. Bạn nên duy trì cho mình một trọng lượng khỏe mạnh và ăn đa dạng các loại thức ăn nhằm kiểm soát tình trạng bệnh mạch vành.

Thông tin cho bạn: Thuốc Thông Tâm Lạc được bào chế từ 12 dược liệu thiên nhiên quý hiếm như nhân sâm, thủy điệt, toàn yết…là thuốc điều trị bệnh mạch vành hiệu quả. Thuốc sử dụng kết hợp cùng thuốc Tây y giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, đã được đánh giá lâm sàng theo kết quả ở BV Chợ Rẫy, BV Quân y 103, Bệnh viện Bạch Mai. Từ đó giúp giảm thời gian sử dụng thuốc tây y vốn có nhiều tác dụng phụ. Thông Tâm Lạc là thuốc nằm trong danh mục được BHYT chi trả với chỉ định điều trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực và tai biến. Sản phẩm được phân phối bởi công ty cổ phần dược phẩm Tùng Linh. Hotline 02462 977 875

Chế độ ăn cho người bệnh mạch vành-3


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan