Bệnh viêm phế quản mãn tính: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm phế quản mãn tính là bệnh thường gặp ở người trưởng thành. Đây là bệnh hô hấp đặc biệt nghiêm trọng, vì thế người bệnh không nên chủ quan. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm như lao phổi, ung thư phế quản. Để biết rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của bệnh, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.

Viêm phế quản mãn tính-1

1.Bệnh viêm phế quản mãn tính là gì?

Viêm phế quản mãn tính là bệnh phổ biến có liên quan đến hệ hô hấp, trong đó nhiệm vụ chính của phế quản là cung cấp không khí cho phổi. Nếu bị mắc bệnh, tình trạng viêm mạn tính của niêm mạc phế quản do kích ứng, dị ứng hoặc nhiễm trùng. Nó có thể phát triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Bệnh sẽ có những đợt cấp viêm phế quản mạn. Người mắc bệnh mãn tính chịu rất nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe, bởi biểu hiện của bệnh xảy ra liên tục và kéo dài. Khi đó, ống phế quản của người bệnh bị viêm và họ có nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng.

Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính không nên chủ quan, coi thường tình trạng sức khỏe mà hãy đi khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

- Viêm họng - chớ coi thường

- Dấu hiệu điển hình của bệnh viêm xoang

2.Tác nhân gây bệnh viêm phế quản

Thông thường, sau khi bị bệnh viêm phế quản cấp tính một thời gian mà người bệnh không điều trị. Tình trạng bệnh chuyển biến xấu và bước sang giai đoạn mãn tính. Hoặc bệnh tái phát quá nhiều lần khiến bạn mắc bệnh viêm phế quản giai đoạn mãn tính.

-Người thường xuyên hút thuốc lá

Một trong những đối tượng chính có nguy cơ mắc bệnh rất cao đó là những người nghiện thuốc lá. Không thể phủ nhận rằng, khói thuốc lá vô cùng độc hại đối với sức khỏe của mỗi chúng ta, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phế quản và phổi.

Ngoài ra, những người thường xuyên hít phải khói thuốc lá cũng có thể mắc bệnh. Đó là lý do vì sao thuốc lá không được khuyến khích sử dụng, đặc biệt bà bầu, trẻ nhỏ và người lớn tuổi phải hạn chế tiếp xúc với khói thuốc để bảo vệ sức khỏe.

-Do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Nếu như bạn là người phải tiếp xúc nhiều với các chất kích thích phổi thì khả năng bạn sẽ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính. Đó có thể là các công nhân xây dựng, công nhân làm việc ở mỏ than, người phải tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất và vải dệt.

Vì đặc thù của công việc cho nên chúng ta cần sử dụng các biện pháp để tự bảo vệ sức khỏe của mình và mọi người xung quanh. Cách tốt nhất đó là bạn nên sử dụng đồ bảo hộ đạt chất lượng tốt trong quá trình lao động.

-Do sức đề kháng kém

Trên thực tế, có rất nhiều người bị bệnh viêm phế quản cấp tính nhiều lần hoặc điều trị không dứt điểm cho nên bệnh tiến triển phức tạp hơn, bước sang giai đoạn mãn tính. Nguyên nhân chính khiến bệnh tái phát lại quá nhiều lần đó là vì sức đề kháng của họ không tốt, không đủ sức chống chọi các tác nhân gây bệnh.

Những người có sức đề kháng yếu đó là trẻ nhỏ và người cao tuổi, đây là đối tượng cần chăm sóc đặc biệt để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh. 

Ngoài những lý do kể trên, những người hay gặp hiện tượng trào ngược dạ dày rất hay bị bệnh viêm phế quản mãn tính. Nếu bạn hay bị trào ngược dạ dày và ợ nóng thì nên đi khám bác sĩ sớm, tránh để bệnh phát triển và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

3.Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không?

Khi đã mắc bệnh ở giai đoạn mãn tính, người bệnh không nên chủ quan và coi thường, nhất là những người bị bệnh ác tính. Các bác sĩ đánh giá, đây là bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp rất nguy hiểm.

Thông thường, bệnh có thể kéo dài trong khoảng 3 - 20 năm tùy từng bệnh nhân khác nhau. Người bệnh nên đi khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để hạn chế nguy cơ bị biến chứng.

Trong đó, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và suy hô hấp là những biến chứng mà người bị viêm phế quản mãn tính thường xuyên gặp phải. Khi đó, việc điều trị dứt điểm bệnh gặp khá nhiều khó khăn vì khả năng hô hấp của bệnh nhân suy giảm do có quá nhiều đờm trong họng.

Nghiêm trọng hơn, các bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, ung thư phế quản hoặc lao phổi. Đây là những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, chúng đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người mắc bệnh.

4.Điều trị viêm phế quản mãn tính ở người lớn

Điều trị viêm phế quản mãn tính

4.1.Các thuốc điều trị viêm phế quản ở người lớn

Các thuốc điều trị viêm phế quản mạn tính thường được sử dụng trong các đợt cấp. Các thuốc này thường hướng tới điều trị triệu chứng. Trong việc điều trị có thể xuất hiện các loại thuốc sau:

-Các thuốc giúp thay đổi độ nhầy, nhớt của đờm: acetylcystein, cacbocystein, bromhexin,… Các thuốc này giúp đờm loãng hơn, hỗ trợ việc tống đờm ra ngoài.

-Các thuốc làm giãn phế quản: theophylin, salbutamol, terbutalin….. Các thuốc này giúp giãn cơ trơn khí phế quản, giúp mở rộng phế quản trong trường hợp co thắt. Thuốc giúp cho việc hô hấp của bệnh nhân dễ dàng hơn

-Thuốc chống viêm, chống phù nề: corticoid đường toàn thân hoặc tại chỗ. Tuy nhiên, cần lưu ý, corticoid thường chỉ được sử dụng trong các đợt điều trị ngắn ngày (5-7 ngày)

Ngoài ra, có thể kết hợp dùng thuốc với việc cho bệnh nhân dẫn lưu tư thế kết hợp với vỗ rung lồng ngực để làm long đờm, dẫn lưu đờm ra ngoài, thông thoáng đường thở.

4.2.Trong trường hợp nào nên sử dụng kháng sinh điều trị viêm phế quản?

Trong một số trường hợp, khi bệnh diễn biến phức tạp có thể sử dụng thêm kháng sinh trong phác đồ điều trị như:

-Bội nhiễm: sốt, ho, khạc nhiều đờm có mủ

-Ho có đờm mủ kéo dài (sốt hoặc không sốt)

-Dự phòng đợt tiến triển ở những bệnh nhân có suy hô hấp nặng

Thông tin thêm cho bạn:

Để điều trị bệnh lý về nhiễm khuẩn đường hô hấp do các chủng nhạy cảm, bệnh nhân có thể tham khảo Remeclar với thành phần chính là Clarithromycin 250 & 500mg. Sản phẩm được các bác sĩ chỉ định để điều trị các bệnh như viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm phổi, viêm xoang và viêm họng. Sản phẩm được phân phối bởi Công ty Dược phẩm Tùng Linh, hotline: 02462 977 875

Thuốc điều trị viêm phế quản mãn tính

 


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan