7 Loại bệnh tim mạch phổ biến nhất – Bệnh lý và Triệu chứng

Các bệnh về tim mạch có rất nhiều loại bệnh lý khác nhau như mạch vành, tai biến mạch máu não…. Càng hiểu rõ vế chúng, chúng ta sẽ có biện pháp phòng ngừa tốt hơn và không còn cảm giác sợ hãi bệnh tật nữa.

Theo thống kê trên thế giới thì có 7 loại bệnh tim mạch phổ biến sau:

1. Tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp

Theo định nghĩa, một người lớn bi tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.

Tăng huyết áp là triệu chứng chung của nhiều bệnh, nhiều nguyên nhân. Mới đây, một con số đáng lo ngại được Hội tim mạch học Việt Nam đưa ra, đó là 48% người Việt Nam có nguy cơ cao bị bệnh tăng huyết áp.

Trong khi đó, bệnh tăng huyết áp là căn nguyên của rất nhiều biến chứng nguy hiểm và đã khiến 7 triệu người trên Thế giới tử vong hằng năm.

2. Suy tim

Cơ tim yếu không thể cung cấp đủ máu đi cho cơ thể

Suy tim là tình trạng cơ tim không cung cấp đầy đủ lượng tuần hoàn. Hay nói cách khác là tim không thể bơm đủ lượng máu từ tim tới các cơ quan trong cơ thể nhằm đáp ứng nhu cầu máu và oxy. Trong các bệnh tim mạch, suy tim là căn bệnh nguy hiểm nhất

Bệnh suy tim có thể gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ cho đến già với rất nhiều hình thái khác nhau (suy thất trái, thất phải, suy cả hai thất); các cấp độ khác nhau: suy nhẹ, suy vừa và suy nặng.

Tại Việt Nam, dù chưa có một công trình nghiên cứu chính thức nào về số người mắc bệnh suy tim. Nhưng nếu áp dụng theo tần suất mắc bệnh của thế giới thì chúng ta có khoảng 300.000 đến 1,6 triệu người bị mắc bệnh suy tim. Đây là một con số đáng báo động và cho thấy chúng ta cần nâng cao hơn việc kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện bệnh, giảm gánh nặng điều trị trong tương lai.

3. Tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là bệnh tim mạch phổ biến nhất hiện nay. Đây là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và xuất huyết não (vỡ mạch).

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong. 

Nếu như trước đây, đột quỵ thường gặp ở những người tuổi từ 50 trở lên thì hiện nay, bệnh ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm.

Các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là bệnh nhân bị đau đầu dữ dội, chóng mặt, tay chân yếu hoặc liệt và đi vào hôn mê. Khả năng phục hồi của bệnh nhân phụ thuộc nhiều vào thể tai biến.

4. Bệnh thiếu máu cơ tim mãn tính

Một loại bệnh tim nữa cũng rất phổ biến là bệnh thiếu máu cơ tim mạn tính. Đây là bệnh lý liên quan đến sự ổn định của mảng xơ vữa động mạch vành, không có sự nứt vỡ đột ngột.

Mảng xơ vữa ở động mạch phát triển từ nhẹ đế vừa thì chưa có phản ứng. Nhưng khi mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch khoảng 70% thì sẽ gây ra các triệu chúng như đau thắt ngực khi làm việc quá sức.

Do vậy bệnh này còn được gọi là bệnh đau thắt ngực ổn định hay bệnh động mạch vành ổn định.

Biểu hiện thường gặp nhất của bệnh thiếu máu cơ tim là đau ngực, đau thắt ngực. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị đau ở vai trái, cánh tay, cổ, lưng hay ở hàm.

Hiện tượng đau ngực cũng xảy ra khi cơ thể vận động quá mức, ăn uống quá nhiều, bị kích động. Cơn đau thường kéo dài từ 3 – 5 phút nhưng sẽ hết khi nằm nghỉ.

5. Hở van hai lá

Van tim của con người giống như van một chiều trong hệ thống máy bơm, giúp máu lưu thông theo một chiều, máu từ tĩnh mạch về tim và từ tim đi ra động mạch mà không thể chảy theo chiều ngược lại. Khi hở van hai lá sẽ khiến van không đóng chặt, cho phép máu chảy ngược vào tâm thất. 

Hở van hai lá có nhiều mức độ gồm hở 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4. Nếu chỉ bị hở từ 2/4 trở xuống thì không phải lo lắng nhiều vì đó là chuyện bình thường. Nhưng nếu van tim bị hở từ 2/4 trở lên thì cần phải hết sức chú ý, cần khám bệnh và tiến hành điều trị kịp thời.

Đặc biệt, khi van tim bị hở 3/4 trở lên cần phải được điều trị tích cực. Nếu bị hở từ 3,5/4 trở lên sẽ mổ để sửa chữa van tim hoặc thay van tim nhân tạo.

Những biểu hiện của hở van tim gồm có: Khó thở, mệt, đau ngực, không nằm đầu thấp.

6. Hẹp van động mạch chủ

Động mạch chủ là động mạch chính và lớn nhất trong cơ thể, có nhiệm vụ lấy máu giàu oxy từ tâm thất trái cung cấp cho tất cả các nhánh động mạch khác tới các mô, cơ quan để giúp duy trì sự sống.

Tần suất tim đập cũng là tần suất mà van động mạch chủ đóng mở. Do vậy, chỉ cần có một chút thay đổi nhỏ của van cũng sẽ tác động lớn đến hệ thống tim mạch.

Hẹp van động mạch chủ xảy ra khi cánh cửa của van không mở ra hết mức khi tâm thất co bóp làm cho máu không được đẩy hết vào lòng động mạch mà bị ứ lại tâm thất, gây thiếu máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể.

Tình trạng hẹp van động mạch chủ thường diễn biến âm thâm nên nhiều người chủ quan. Bệnh tình càng kéo dài và không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hở van 2 lá, lâu dần có thể dẫn đến suy tim.

Những biểu hiện của hẹp van động mạch chủ gồm có:

  • Đau ngực
  • Mệt mỏi:nhất là sau khi gắng sức
  • Khó thở: ban đầu có thể chỉ xuất hiện khi bạn gắng sức, nhưng càng về sau khó thở xuất hiện nhiều về đêm, khiến người bệnh trằn trọc mất ngủ.
  • Nhịp tim nhanh: là dấu hiệu đầu tiên cho thấy cung lượng tim giảm xuống thấp.
  • Tiếng thổi tim: âm thanh bất thường có thể nghe rõ khi tim đập.

7. Hẹp van hai lá

Hẹp van hai lá là một bệnh khá phổ biến ở nước ta chiếm khoảng 40,3% các bệnh tim mắc phải. Bình thường diện tích lỗ van 2 la là 4-6 cm2. Khi diện tích lỗ van 2 lá < 2.5cm2, dòng chảy qua van 2 lá bị cản trở, hạn chế lưu lượng máu đổ từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái.

Điều này khiến cho tâm nhĩ trái nhận nhiều áp lực máu hơn. Máu bị tích tụ trong mô phổi gây phù, khiến người bệnh dễ bị khó thở. Về lâu dài, ứ máu gây tăng áp động mạch phổi, có thể dẫn đến biến chứng suy tim phải.

Các biểu hiện của bệnh gồm có:

  • Ho ra máu do tăng áp lực nhĩ trái và tăng áp lực động mạch phổi.
  • Khàn tiếng (hội chứng Ortner), do nhĩ trái dãn to đè vào dây thần kinh quặt ngược hoặc nuốt nghẹn do nhĩ trái to đè vào thực quản.
  • Hồi hộp trống ngực do rung nhĩ (cơn kịch phát hoặc dai dẳng), có thể gây choáng hoặc ngất (rung nhĩ nhanh)
  • Đau ngực gần giống cơn đau thắt ngực do tăng nhu cầu ôxy thất phải khi tăng áp lực động mạch phổi nhiều
  • Mệt do cung lượng tim giảm thấp.
  • Tắc mạch đại tuần hoàn (mạch não, thận, mạc treo, mạch chi).

Bệnh hay gặp ở tuổi lao động 20 – 30 tuổi tỷ lệ bệnh hẹp hai lá rất cao khoảng 60 – 70%, tỷ lệ tử vong đến 5%. Bệnh có nhiều biến chứng phức tạp và đưa đến tàn phế. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam (3/1) và ở nông thôn mắc nhiều hơn thành thị.


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan